Không có “ngày tận thế” khi Leicester chính thức xuống hạng

Người hâm mộ sân King Power từ lâu đã chấp nhận số phận không thể tránh khỏi và thậm chí còn vỗ tay cho Liverpool, đội giờ đây chỉ còn cách danh hiệu ba điểm.

Không có “ngày tận thế” khi Leicester chính thức xuống hạng

Bầu trời đen kịt như trong kinh thánh bị xé toạc bởi những tia chớp. Những tiếng sấm rền vang vọng khắp vùng Đông Midlands. Mưa trút xuống như thể các thiên thần, không kìm nén được cảm xúc, đồng cảm với những người hâm mộ tuyệt vọng trên khán đài, khóc nức nở thành dòng. Các vị thần đau đớn, trời đất rung chuyển. …

Thường thì đó sẽ là cách để “than khóc” cho một vụ xuống hạng. Nhưng thực tế, việc Leicester trở lại hạng Nhất được xác nhận vào một buổi chiều xuân dễ chịu, trong một trận đấu hầu như không có sự kiện nào đáng chú ý ngoài bàn thắng của Trent Alexander-Arnold, giúp Liverpool tiến gần hơn ba điểm đến ngôi vương. Tâm trạng chung là sự cam chịu uể oải. Leicester mùa này hoàn toàn không đủ sức trụ hạng, và viễn cảnh xuống hạng đã gần như chắc chắn kể từ khi họ thua Wolves 0-3 ba ngày trước Giáng sinh.

Có lẽ hình ảnh phù hợp nhất cho ngày không vui này của Leicester đó là chiếc máy bay lượn qua sân vận động trước giờ bóng lăn, kéo theo một biểu ngữ với dòng chữ: “King Power bất tài, sa thải hội đồng quản trị”. Hãy tưởng tượng mọi chuyện sẽ tệ thế nào nếu họ không đẩy các quy định về lợi nhuận và bền vững đến giới hạn và suýt nữa đã phạm luật. Nghĩa là Leicester đã tiêu xài hoang phí nhưng kém hiệu quả.

Có những tiếng la ó khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, và một biểu ngữ được giăng lên phàn nàn về hai lần xuống hạng trong ba năm, nhưng tất cả dường như chỉ là hình thức. Rất nhiều khán giả Leicester nán lại để vỗ tay cho Liverpool; có thể sẽ mất một thời gian trước khi họ lại được chứng kiến các nhà vô địch Premier League bằng xương bằng thịt. Điều này đã đến quá lâu khiến người hâm mộ không thể không điều chỉnh tâm lý để chấp nhận thực tại.

Leicester không nằm trong nhóm ba đội cuối bảng khi HLV Steve Cooper bị sa thải, nhưng với bầu không khí tiêu cực bao trùm CLB lúc đó, sẽ là sai lầm nếu cho rằng mọi thứ sẽ khác đi nhiều nếu ông ở lại. Liệu có thể tìm được một người thay thế tốt hơn Ruud van Nistelrooy hay không là một câu hỏi khác. Là một tiền đạo của Manchester United, anh ghi bàn ở Premier League cứ mỗi 128 phút. Dưới sự dẫn dắt của anh, Leicester ghi bàn cứ mỗi 164 phút và có hàng thủ tệ thứ hai trong giải đấu.

Những tiếng hô “Xuống hạng” từ cổ động viên Liverpool, có lẽ vì chán nản trong bầu không khí gần như im lặng và nhận ra trận đấu đã mất đi sự căng thẳng sau chiến thắng 4-0 của Arsenal trước Ipswich trước đó, nghe có vẻ thừa thãi. Tất nhiên họ sẽ xuống hạng; họ tệ hại. Nó giống như chế giễu một con rùa vì không giành huy chương vàng chạy 100m.

Có thể cách Leicester xuống hạng không tệ như Southampton, nhưng nói gì thì nói, họ là một phần không thể tách rời của nhóm ba đội cuối bảng tệ nhất trong lịch sử Premier League. Khi cả ba đội thăng hạng bị xuống hạng đồng loạt trong các mùa liên tiếp, khi họ hầu như không thể chống cự. Vấn đề là khác với Ipswich hay Southampton, lịch sử hào hùng của Leiester hãy còn mới đây thôi.

Leicester hiện đã không ghi bàn trong chín trận sân nhà liên tiếp tại giải đấu. Trong khoảng thời gian đó, người hâm mộ của họ có thể đã xem các vở kịch King Lear, Hamlet và cả ba phần của Henry VI. Khi Bobby De Cordova-Reid ghi bàn thắng sân nhà cuối cùng, một bàn gỡ hòa ở phút 91 trước Brighton, cách đây 133 ngày, Gary O’Neil vẫn là huấn luyện viên của Wolves và Russell Martin vẫn ở Southampton, Joe Biden vẫn là tổng thống Mỹ và Saudi Arabia chưa được xác nhận chính thức là nước chủ nhà World Cup 2034.

Thế giới khi đó và bây giờ rất khác, nhưng Leicester đã chắc chắn bị định đoạt số phận. Họ chưa từng tốt hơn …

Tin cùng chuyên mục